1. MÀU SƠN THỰC TẾ CÓ GIỐNG NHƯ TRÊN BẢNG MÀU KHÔNG? MÀU SƠN CÓ THỂ BỊ PHAI THEO THỜI GIAN KHÔNG?
Màu trên bảng màu với màu thực tế có sự chênh lệnh vì màu trên bảng màu phụ thuộc vào kĩ thuật in. Thông thường màu thực tế sẽ có màu đậm hơn trên bảng màu do sơn trên diện tích rộng. Ngoài ra màu sắc trông sáng hơn hay đậm hơn còn tuỳ thuộc vào loại màu, không gian và ánh sáng.
Dưới tác động của môi trường màu sắc có thể bị phai dần. Chất lượng hay độ bền màu phụ thuộc vào chất lượng của sản phẩm, điều kiện bề mặt, điều kiện thi công.
2. CÁC MÀU SƠN CÓ KHÁC NHAU VỀ GIÁ THÀNH KHÔNG? CÓ THỂ ĐẶT MÀU SƠN THEO Ý MUỐN KHÔNG?
Màu sơn phụ thuộc vào màu sử dụng và cường độ đậm nhạt. Vì thế sẽ có sự chênh lêch giữa màu thường và màu đặc biệt.
Chỉ cần có màu sơn thì hoàn toàn có thể đặt màu theo yêu cầu.
3. CÁC BƯỚC ĐỂ CHỌN MÀU PHÙ HỢP CHO NGÔI NHÀ NHƯ THẾ NÀO? CÁC NGUYÊN TẮC ĐỂ CÓ ĐƯỢC SỰ PHỐI MÀU HÀI HOÀ, NHƯ Ý?
Không có nguyên tắc trong vấn đề chọn màu sắc, vì nó phụ thuộc vào sự cảm nhận của mỗi người. Đây là vài bước cơ bản có thể giúp bạn chọn được màu như ý:
- Đầu tiên cần chọn màu chính cho căn phòng, dựa trên màu này sẽ chọn sự phối hợp màu.
- Sự phối hợp hài hoà tổng thể màu sắc trong căn phòng là điều vô cùng quan trọng. Ngoài vấn đề sự hài hoà màu sắc của trần, tường, ...bạn phải để ý đến sàn nha và đồ vật bạn đặt trong phòng.
- Chọn màu theo bảng màu của nhà sản xuất. Bạn nên xem màu bằng ánh sáng ban ngày và ban đêm để có thể thấy được ánh màu thay đổi.
- Sau cùng bạn nên mua một lượng sơn theo đơn vị nhỏ nhất của nhà sản xuất để sơn thử. Lúc này bạn sẽ có sự lựa chọn đúng nhất khi thấy màu chọn thể hiện trên tường.
- Bạn nên lưu ý với màu lựa chọn trên bảng màu nhưng khi lăn trên 1 diện tích rộng sẽ cảm nhận màu đậm hơn trên bảng màu.
4. MÀU SẮC CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KÍCH THƯỚC CĂN PHÒNG HAY KHÔNG?
Thông thường màu nóng, đậm như màu đỏ, màu cam và màu vàng tạo không gian bị thu hẹp lại. Các màu này bị coi như màu động vị nó rất nổi bật và đập ngay vào mắt.
Ngược lại các màu xanh dương, xanh lá, tím tạo không gian rộng rãi hơn vì đây là những màu tĩnh. Tuy nhiên với những màu như xanh đậm cũng làm cho kích thước căn phòng nhỏ lại. Những căn phòng có diện tích nhỏ để tạo không gian rộng rãi hơn ta nên sử dụng màu trắng hay màu nhẹ ôn hoà.
5. CÓ NÊN DÙNG SẢN PHẨM CÙNG HỆ THỐNG CHO MỘT CÔNG TRÌNH HAY KHÔNG?
Nên sử dụng sản phẩm cùng hệ thống vì nhà sản xuất đã thiết kế các sản phẩm trong một hệ thống sản phẩm tương thích hoàn toàn với nhau, không xảy ra các sự cố gây ra bởi sản phẩm không tương thích với nhau.
6. TẠI SAO CÓ TRƯỜNG HỢP LỚP SƠN BÓNG BONG RA KHỎI BỀ MẶT DÙ BỀ MẶT TRƯỚC ĐÓ KHI SƠN ĐÃ ĐƯỢC LÀM SẠCH?
Đây là hiện tượng sự cố do sơn quá dày. Khi sơn dày, màng sơn càng lâu khô, sau khi sơn vài ngày màng sơn vẫn bi mềm, nếu dùng tay hay vật gì nhọn cạy ra là có thể bóc cả lớp sơn ra khỏi bề mặt.
Hiện tượng trên cũng có thể xảy ra khi màng sơn chưa đạt đến tính chất cơ lý cao nhất (chưa đạt đến độ cứng tốt nhất). Do vô tình hay cố ý dùng tay bóc lớp sơn, lớp sơn cũng sẽ dễ bị bong tróc.
7. THỜI GIAN LƯU TRỮ CỦA SƠN PHỤ THUỘC VÀO CÁC YẾU TỐ NÀO? CÁCH BẢO QUẢN NHƯ THẾ NÀO?
Thời gian lưu trữ của sơn phụ thuộc vào chất lượng của sơn chứa trong thùng và điều kiện môi trường bảo quản.
Cách bảo quản như sau:
- Để thùng sơn ở vị trí thẳng đứng. Nắp thùng sơn phải đậy kín.
- Tồn trữ nơi thoáng mát. Tránh nơi có nhiệt độ cao.
8. SAU KHI THI CÔNG THÌ BAO LÂU SẼ HẾT MÙI SƠN?
Sau khi thi công, trong phòng thường còn mùi sơn. Khi sơn xong nên mở toàn bộ các cửa để tạo không khí thoáng trong phòng, tạo điều kiện cho mùi nhanh chóng bay hết.
Thông thường sơn nước sau khoảng 2-3 ngày thì mùi bay hết.
9. TẠI SAO KHÔNG NÊN THI CÔNG KHI TRỜI MƯA HOẶC TRỜI QUÁ NẮNG?
Không nên thi công sơn khi trời mưa vì trời mưa làm nhiệt độ không khí giảm, độ ẩm cao. Làm ảnh hưởng đến thời gian khô của sản phẩm. Không những thế, trời mưa còn gây hiện tượng bị ngấm tường, nếu ta cứ thi công sau này dễ xảy ra hiện tượng bong tróc. Trong trường hợp trời mưa mà tường không bị thấm, độ ẩm bề mặt bột đạt để thi công thì có thể tiến hành lăn sơn bên trong.
Lưu ý: Ngay cả khi nhiệt độ xuống thấp không nên thi công sơn vì màng sơn dễ bị đốm, nổi hạt, lâu khô, đổ mồ hôi.
Không nên thi công khi trời quá nắng vì sau khi thi công sơn cần ở dạng lỏng 1 thời gian để thấm vào bề mặt vật chất và bám dính lên bề mặt. Khi sơn ở nhiệt độ cao sẽ làm cho dung môi bay hơi nhanh dẫn đến hiện tượng màng sơn dễ bong tróc do độ bám giảm, màng sơn dễ rạn, nhăn nứt do biến đổi đột ngột về trạng thái.
10. CÁCH THỰC HIỆN SƠN TRẦN, TƯỜNG VÀ CHÂN TƯỜNG NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG KĨ THUẬT?
Các bước thực hiện:
- Đầu tiên thực hiện sơn trần, trước hết thực hiện sơn các góc. Dùng cọ loại nhỏ để sơn các góc trước khi lăn các đường nằm ngang rộng 75cm trên trần bằng rulô.
- Sử dụng thang hay dùng rulô có cán dài để sơn.
- Sơn trần xong tiến hành sơn tường.
11. DÙNG SƠN NƯỚC LĂN TRÊN BỀ MẶT SƠN DẦU ALKYD CÓ ĐƯỢC KHÔNG?
Không dùng sơn nước lăn trên bề mặt sơn dầu alkyd
12. LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRÁNH SỰ CHẤP VÁ HAY SƠN KHÔNG ĐỀU?
Màng sơn hoàn thiện trên bề mặt như bị chấp vá. Nó có thể do các yếu tố sau:
- Lớp sơn hoàn thiện được sơn trên bề mặt có các vết đốm do trét mastic.
- Độ thấm hút trên bề mặt sơn không đều.
- Bề mặt có độ kiềm cao làm ảnh hưởng đến màu sắc.
- Bề mặt mastic chưa khô hẳn hoặc quá dày.
- Thi công lớp hoàn thiện không đều.
13. BỀ MẶT TƯỜNG BỊ NỨT CÓ THỂ LĂN SƠN ĐÈ LÊN VẾT NỨT KHÔNG?
Nếu sơn lớp cũ còn tốt, cần chà nhám sơ, làm sạch bề mặt là có thể sơn lại lớp phủ.
Nếu lớp sơn củ bị bong tróc, thấm ố, rêu mốc thì phải xử lý bề mặt và sử dụng loại sơn lót thích hợp để sơn lại.
14. LĂN SƠN TRÊN BỀ MẶT CŨ CHẤT LƯỢNG CÓ ĐẢM BẢO KHÔNG?
Nếu xử lý bề mặt đúng thì chất lượng đảm bảo
15. TẠI SAO PHẢI XỬ LÝ BỀ MẶT?
Vì xử lý bề mặt càng tốt thì kết quả thu được (chất luợng màng sơn, tuổi thọ màng, giá thành đầu tư) sẽ tốt hơn. Do đó bất cứ việc thi công sơn như thế nào, dù lớn hay nhỏ, mới hay cũ, trong hay ngoài, nền gạch hay kim loại cũng phải bắt đầu bằng việc xử lý bề mặt.
Mỗi thao tác đúng đều làm tăng khả năng bảo vệ bề mặt thi công. Nếu xử lý không đúng sẽ làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm.
16. TẠI SAO KHI THI CÔNG SƠN CHỐNG THẤM CÓ HIỆN TƯỢNG KÉO SỢI TRÊN RULO?
Sơn chống thấm là loại sơn có độ bay hơi nhanh vì thế sơn rất mau khô. Nguời thợ thi công lăn lâu cho một lần nhúng sơn sẽ xảy ra hiện tượng sơn bắt đầu khô nên khi lăn tạo sợi trên bề mặt và rulô làm cho bề mặt không bằng phẳng và sần sùi.
Sau khi sơn lớp thứ 1 mà không chờ đủ thời gian sơn cách lớp mà sơn luôn lớp thứ 2 thì sẽ gây hiện tuợng màng sơn lớp thứ 2 tạo trạng thái không đồng đều làm nhăn bề mặt. nguyên tắc lăn sơn chống thấm phải lăn dứt khoát, tránh lăn đi lăn lại nhiều lần trên cùng một lần lăn.
17. SƠN CHỐNG THẤM CÓ THỂ LĂN TRÊN NHỮNG BỀ MẶT NÀO? CÁC LƯU Ý KHI THI CÔNG SƠN CHỐNG THẤM?
Sơn chống thấm là loại sơn có khả năng kháng nước gốc Acrylic. Nó có thể sử dụng tốt trên các bề mặt như: tường bêtông, xi măng, bể nước, mái nhà…
Cần lưu ý khi thi công:
- Phải khuấy đều trước khi sử dụng.
- Dùng rulô chịu dầu.
- Lăn dứt khoát, tránh lăn đi lăn lại nhiều lần.
- Khi sơn lớp thứ 2 phải bảo đảm thời gian sơn cách lớp.
- Phải đeo khẩu trang và kính bảo vệ mắt.
18. BỀ MẶT TƯỜNG SƠN CŨ KHI SƠN MỚI LẠI CÓ CẦN SƠN LÓT KHÔNG?
Nếu sơn lớp cũ còn tốt, cần chà nhám sơ, làm sạch bề mặt là có thể sơn lại lớp phủ.
Nếu lớp sơn củ bị bong tróc, thấm ố, rêu mốc thì phải xử lý bề mặt và sử dụng loại sơn lót thích hợp để sơn lại.
19. DÙNG XI MĂNG TRẮNG THAY CHO SƠN LÓT CÓ ĐƯỢC KHÔNG?
Không được dùng xi măng trắng thay sơn lót vì:
- Không tạo màng nên không tạo được lớp bám dính trung gian.
- Dễ bị phấn hóa làm bong tróc lớp phủ.
- Không có khả năng kháng kiềm
20. DÙNG SƠN TRẮNG LĂN THAY CHO SƠN LÓT ĐƯỢC KHÔNG?
Không dùng sơn trắng thay cho sơn lót được vì sơn trắng không có tính năng cần thiết của sơn lót như: tạo lớp bám dính trung gian giữa bề mặt và lớp sơn phủ, khả năng chống kiềm, chống ố, bảo vệ bề mặt lớp phủ.
21. SỰ LỰA CHỌN LỚP SƠN LÓT NHƯ THẾ NÀO CHO PHÙ HỢP?
Vì tính chất quan trọng của lớp sơn lót nên khi thi công lớp này phải đảm bảo toàn bộ bề mặt được sơn.
Đối với bề mặt bằng phẳng, không khuyết tật thì có thể sử dụng bất cứ loại dụng cụ để sơn, nhưng đối với bề mặt lồi lõm có góc cạnh thì ta phải chọn lựa dụng cụ thi công cho phù hợp.
Ví dụ: Đối với bề mặt bêtông, có thể sử dụng rulô hay cọ để thi công nhưng đối với bề mặt kim loại nên dùng súng phun hay cọ.
Việc lựa chọn sơn lót cũng rất quan trọng. mỗi sản phẩm đều có sơn lót đi kèm với nó, tuy nhiên trong một số điều kiện nhằm tăng tính sử dụng người ta có thể sử dụng loại sơn lót thích hợp khác.
22. TẠI SAO PHẢI DÙNG SƠN LÓT?
Sơn lót là lớp rất quan trọng, có các tác dụng sau:
- Tạo độ bám dính cho bề mặt sử dụng và lớp sơn phủ.
- Bảo vệ lớp sơn phủ không bị các phản ứng hóa học xảy ra từ bên trong như kiềm, thấm, ăn mòn, tránh cho lớp sơn phủ không bị hiện tượng biến đổi màu do kiềm hóa, bị ố vàng, bong tróc hay bị gỉ sét…
Như vậy, lớp sơn lót làm tăng độ bền cho lớp sơn phủ.
23. ĐỘ PHỦ LÀ GÌ? LÀM THẾ NÀO ĐỂ XÁC ĐỊNH ĐƯỢC LƯỢNG SƠN CẦN THI CÔNG?
Độ phủ là số m² mà 1 lít (hay 1 kg) sơn có thể phủ được.
Cách xác định lượng sơn:
- Phải xác định chính xác diện tích cần sơn.
- Tra độ phủ của loại sản phẩm cần sơn theo hướng dẫn của nhà sản xuất
- Từ đó tính lượng sơn cần sử dụng.
24. SỰ LỰA CHỌN SƠN PHỦ VÀ PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG?
Lớp sơn phủ phải có khả năng trang trí, chịu được điều kiện môi trường hay những yêu cầu đặc biệt khác. Vì vậy tùy theo yêu cầu công trình mà có sự lựa chọn sản phẩm cho đúng.
Các phương pháp thi công sơn thủ công:
- Lăn sơn bằng trục lăn (rulô).
- Quét sơn bằng cọ
- Phun sơn bằng súng phun
- Trét sơn bằng dao ( lớp puty)
- Nhúng sơn
Các phương pháp thi công sơn phụ thuộc vào:
- Loại sơn
- Điều kiện bề mặt.
25. YẾU TỐ NÀO ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CỦA SƠN PHỦ?
Sự lựa chọn sản phẩm phù hợp cho sử dụng
Công tác chuẩn bị bề mặt (xử lý bề mặt trước khi sơn)
Quá trình tiến hành sơn
Chất lượng của sản phẩm sơn
Với bất cứ 1 yếu tố nào không đạt đều gây ra những ảnh hưởng với tuổi thọ của lớp sơn phủ công trình.
Giao hàng toàn quốc
Tiếp tục mua hàng